Bối cảnh Chiến_tranh_Hy_Lạp-Thổ_Nhĩ_Kỳ_(1919-1922)

Bối cảnh địa chính trị

Bản đồ Tư tưởng Megali

Hoàn cảnh địa chính trị của cuộc xung đột này bắt nguồn từ sự phân chia đế quốc Ottoman, một hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự liên quan của người Ottoman tại mặt trận Trung Đông. Người Hy Lạp được yêu cầu vào Smyrna bởi Bộ ba Entente theo thỏa thuận phân chia. Trong thời gian này, chính phủ Ottoman sụp đổ hoàn toàn và đế quốc Ottoman bị chia cho các nước Entente thắng cuộc với Hiệp ước Sèvres ngày 10 tháng 8 năm 1920. Có một số hiệp ước bí mật về việc phân chia Đế quốc Ottoman cuối thế chiến thứ nhất. Bộ ba Entente đã có những lời hứa trái ngược nhau về hy vọng của Hy Lạp ở Tiểu Á.[21]

Đồng minh phương Tây, cụ thể là Thủ tướng Anh David Lloyd George, đã hứa cho đất của đế quốc Ottoman cho Hy Lạp nếu Hy Lạp tham chiến bên phe của quân Đồng minh.[22] Những vùng đất này bao gồm Đông Thrace, quần đảo Imbros (İmroz) và Tenedos (Bozcaada), và một phần của phía tây Tiểu Á xung quanh thành phố Smyrna, với một dân số Hy Lạp đáng kể.

Hiệp ước St.-Jean-de-Maurienne, ký ngày 26 tháng 4 năm 1917, giải quyết "vấn đề Trung Đông" cho Ý, bị bác bỏ bởi Anh và Pháp, khi hai nước này cho Hy Lạp đổ bộ vào Smyrna (İzmir), vốn là phần lãnh thổ được trao cho Ý. Trước đó, phái đoàn Ý đã rời Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919 trước khả năng một cuộc xâm lược của Hy Lạp vào Tây Tiểu Á, và chỉ trở về Paris ngày 5 tháng 5. Sự vắng mặt của phái đoàn Ý tại hội nghị cuối cùng giúp nỗ lực của Lloyd George để thuyết phục Pháp và Hoa Kỳ ủng hộ Hy Lạp và ngăn chặn quân Ý ở Tây Tiểu Á.

Theo một số nhà sử học, chính sự xâm lăng Smyrna của Hy Lạp đã tạo nên Phong trào Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Arnold J. Toynbee cho rằng: "Chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp vào lúc này là trận chiến phòng ngự để bảo vệ vùng đất quê hương Thổ ở Tiểu Á. Đó chính là kết quả của chính sách chủ nghĩa đế quốc Đồng minh ở một quốc gia khác, với khí tài và năng lực quân sự bị xem nhẹ; nó bắt nguồn từ cuộc xâm lăng vô cớ của quân đội Hy Lạp".[23] Theo những người khác, cuộc đổ bộ của Hy Lạp vào Smyrna là một phần trong kế hoạch của Eleftherios Venizelos, ảnh hưởng từ Tư tưởng Megali, nhằm giải phóng cộng đồng Hy Lạp ở Tiểu Á.[24] Trước cuộc đại hỏa hoạn, Smyrna có dân số Hy Lạp lớn hơn cả thủ đô của Hy Lạp, Athens. Trước cuộc trao đổi dân cư, Athens có 473.000 người,[25] còn Smyrna, theo nguồn Ottoman, có hơn 629.000 người Hy Lạp năm 1910.[26]

Cộng đồng Hy Lạp ở Tiểu Á

Dân số theo Quốc tịch ở Đế quốc Ottoman (Tiểu Á)
Thống kê chính thức của Ottoman, 1910
TỉnhThổHy LạpArmeniaDo TháiKhácTổng cộng
İstanbul135.68170.90630.4655.12016.812258.984
İzmit184.96078.56450.9352.1801.435318.074
Aydın (Izmir)974.225629.00217.24724.36158.0761.702.911
Bursa1.346.387274.53087.9322.7886.1251.717.762
Konya1.143.33585.3209.42672015.3561.254.157
Ankara991.66654.280101.38890112.3291.160.564
Trabzon1.047.889351.10445.0941.444.087
Sivas933.57298.270165.7411.197.583
Kastamonu1.086.42018.1603.0611.9801.109.621
Adana212.45488.01081.250107.240488.954
Biga136.00029.0002.0003.30098170.398
Tổng cộng
%
8.192.589
75,7%
1.777.146
16,42%
594.539
5,5%
39.370
0,36%
219.451
2,03%
10.823.095
100%
Thống kê của Tòa thượng phụ Đại kết, 1912
Tổng cộng
%
7.048.662
72,7%
1.788.582
18,45%
608.707
6,28%
37.523
0,39%
218.102
2,25%
9.695.506
100%

Một trong những nguyên nhân mà chính phủ Hy Lạp đưa ra cho việc đi vào Tiểu Á đó là có nhiều người Chính thống giáo nói tiếng Hy Lạp ở Tiểu Á cần sự bảo vệ. Người Hy Lạp đã đến Tiểu Á từ thời xa xưa, và trước Thế chiến thứ nhất, có đến 2,5 triệu người Hy Lạp sống trong đế quốc Ottoman.[27] Tuy nhiên, khẳng định rằng người Hy Lạp chiếm đa số dân cư trong vùng đất này đã bị một số nhà sử học nghi ngờ.[28] Thành phần dân số càng không rõ ràng do chính sách của Ottoman, chia dân cư theo tôn giáo thay vì nguồn gốc, ngôn ngữ, hoặc tự nhận dạng. Mặt khác, thống kê của Anh và Mỹ vào thời đó (1919) ủng hộ khẳng định người Hy Lạp chiếm phần lớn dân số vùng Smyrna, khoảng 375.000, còn đạo Hồi có khoảng 325.000 người.[29][30]

Thủ tướng Hy Lạp Venizelos nói với một tờ báo Anh rằng "Hy Lạp không gây chiến với đạo Hồi, mà là với chính phủ Ottoman lỗi thời, và chính quyền thối nát, xấu xa, tàn bạo của nó, với mục đích đánh đuổi nó khỏi những vùng lãnh thổ nơi phần lớn dân số là người Hy Lạp".[31]

Ở một mức độ nào đó, mối nguy hiểm trên nhiều khả năng đã bị phóng đại bởi Venizelos khi đàm phán Sèvres, nhằm nhận được sự ủng hộ của chính quyền Đồng minh. Hầu hết lãnh đạo của chế độ này đã chạy trốn ra nước ngoài vào cuối Thế chiến I và chính phủ Ottoman tại Constantinople đã bị Anh kiểm soát. Ngoài ra, Venizelos cũng đã có ý định thôn tính lãnh thổ của đế quốc Ottoman từ đầu Thế chiến thứ nhất, trước khi những vụ thảm sát diễn ra. Trong một lá thư gửi Vua Constantine I của Hy Lạp tháng 1 năm 1915, ông viết rằng: "Tôi nghĩ rằng phần đất nhượng cho Hy Lạp ở Tiểu Á sẽ lớn đến mức một Hy Lạp lớn và giàu mạnh sẽ được thêm vào nước ta sau khi chiến thắng các cuộc chiến tranh Balkan".[32]